Nam đang là sinh viên đại học. Với mục tiêu vừa rèn luyện sức khoẻ, vừa trải nghiệm kinh doanh kiếm thêm thu nhập, cậu quyết định mở một tiệm trà chanh giã tay ngay gần cổng trường đại học UET của mình.
Vì là người mới trong lĩnh vực này, cậu lỡ dùng toàn bộ số tiền vốn để mua trang thiết bị và nguyên vật liệu cho xe hàng nên không còn một chút tiền lẻ nào để phòng trường hợp trả lại tiền thừa cho khách.
Biết rằng ngày dầu tiên sẽ có ~n~ khách hàng tới cổ động cho buổi khai trương của Nam, mỗi người sẽ mua một cốc để cổ vũ cho Nam. Một cốc trà chanh có giá là ~5~ đồng, nhưng khách hàng có thể trả Nam ~5~, ~10~ hoặc ~20~ đồng. Vì không có chút tiền mặt nào có sẵn, Nam đành hy vọng số tiền thu được từ những khách hàng phía trước sẽ có thể sử dụng được để trả tiền thừa cho những khách hàng phía sau.
Ví dụ: Nếu khách hàng đầu tiên trả ~5~ đồng, khách hàng thứ hai trả ~10~ đồng, thì Nam có thể dùng ~5~ đồng đầu tiên trả lại tiền thừa cho khách hàng thứ hai. Còn nếu khách hàng đầu tiên trả ~10~ hoặc ~20~ đồng thì cậu sẽ dẹp tiệm luôn.
Yêu cầu
Tính số lượng khách hàng tối đa mà Nam có thể phục vụ trước khi đóng cửa vì không có tiền thừa trả lại cho khách.
Input
- Dòng đầu tiên chứa 1 số nguyên dương ~n~ ~(n≤10^6)~.
- Dòng thứ hai chứa ~n~ số nguyên dương ~a_i~ là số tiền mà khách hàng thứ ~i~ trả ~(a_i~ chỉ có thể bằng ~5~, ~10~, hoặc ~20)~, cách nhau một dấu cách.
Output
Gồm 1 dòng duy nhất chứa một số nguyên là số khách hàng tối đa mà Nam có thể phục vụ trong buổi khai trương.
Sample Input 1
4
5 5 10 10
Sample Output 1
4
Giải thích
Có thể trả cho khách hàng thứ ba và thứ tư bằng tiền nhận được từ hai khách hàng đầu tiên.
Sample Input 2
5
5 5 5 20 10
Sample Output 2
4
Giải thích
Sử dụng tiền nhận được từ 3 khách hàng đầu tiên dể trả cho khách hàng thứ tư.
Khách hàng cuối cùng không còn tiền thừa để trả lại.
Bình luận